Live show ca sĩ Việt ở nước ngoài: tham vọng và lý tưởng
Theo hai nguồn tin, Nga đã đưa cho Mỹ một danh sách các yêu cầu để đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến sự với Ukraine và thiết lập lại quan hệ với Washington. Dù vậy, thông tin chi tiết vẫn chưa rõ ràng.Động thái này diễn ra sau khi Washington đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn trong 30 ngày, nhằm tiến tới chấm dứt cuộc xung đột giữa Kyiv và Moscow, mà đến nay đã kéo dài hơn 3 năm.Các nguồn tin cho biết các quan chức Nga và Mỹ đã thảo luận chi tiết về các điều khoản trong ba tuần qua... Họ mô tả các điều khoản của Điện Kremlin là “trải rộng” và tương tự như các yêu cầu mà Nga đã đưa ra trước đó cho Ukraine, Mỹ và NATO.Những đòi hỏi trước đó bao gồm Ukraine không gia nhập NATO, không triển khai quân đội nước ngoài ở Ukraine, cũng như quốc tế công nhận bán đảo Crimea cùng bốn tỉnh là Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia thuộc về Nga.Ngày 11.3 Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông sẽ đồng ý ngừng bắn trong 30 ngày như một bước đầu tiên hướng tới các cuộc đàm phán hòa bình.Chưa có gì chắc chắn về khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cam kết đối với một thỏa thuận tiềm năng như vậy.Chính quyền Tổng thống Donald Trump chưa giải thích cách tiếp cận các cuộc đàm phán với Moscow. Hai bên đang tham gia vào hai hướng thảo luận riêng biệt: một là về việc thiết lập lại quan hệ Nga-Mỹ và một là về một thỏa thuận hòa bình Ukraine.Những chuyển động ngoại giao tiếp diễn trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã giành lại quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ do quân đội Ukraine nắm giữ ở tỉnh Kursk, phía tây nước Nga.PVcomBank hợp tác IBM, Amazon chuyển đổi số toàn diện
Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" có tên tiếng Anh là "Boat People SOS", viết tắt là BPSOS đã và đang có hoạt động liên quan đến khủng bố.Tổ chức này thành lập năm 1990 tại Mỹ, do Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, sinh tại TP.HCM, quê quán Nghệ An; hiện đang sống tại Mỹ) cầm đầu, giữ vai trò Giám đốc điều hành.Theo Bộ Công an, tổ chức BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có nhóm đối tượng tham gia tổ chức "Người Thượng vì công lý - MSFJ" từng gây ra cuộc khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11.6.2023.Với vai trò cầm đầu, Nguyễn Đình Thắng đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo các thành viên trong tổ chức tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố MSFJ.Cụ thể, Thắng đã chỉ đạo hỗ trợ các đối tượng trong tổ chức của mình hỗ trợ thành lập tổ chức MSFJ vào tháng 7.2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ vào tháng 4.2024, đồng thời hỗ trợ MSFJ đăng ký pháp nhân tại Mỹ.Để hỗ trợ MSFJ hoạt động, Thắng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trả lương cho thành viên MSFJ hoạt động chống phá nước ta, trong đó có các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.Sau khi nhóm MSFJ bị truy nã trong đó có đối tượng Y Quynh Bdap, Thắng vẫn hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan. Y Quynh Bdap bị bắt và đưa ra xét xử, Thắng vẫn tích cực tìm cách bảo vệ, không để Tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất đối tượng này về Việt Nam. Đồng thời, gây quỹ tài trợ cho luật sư Thái Lan tham gia bảo vệ Y Quynh Bdap tại phiên tòa và tham gia vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ hoạt động cho tổ chức MSFJ.
Doanh thu 'Mai' của Trấn Thành vượt 2 triệu USD ở Bắc Mỹ và châu Âu, lập kỷ lục mới
Bối cảnh quay clip của dì Ba và người cháu trai chỉ quanh quẩn ở vườn nhà, bên chiếc bếp lò, lúc ra mé sông hay lề đường… nhưng khiến bao người như được xem lại những thước phim tua ngược về ký ức tuổi thơ.Ngày nhỏ, anh Nguyễn Thanh Duy (34 tuổi, ngụ H.Châu Thành, An Giang) được cô Ba (chị gái của cha) ở nhà chăm sóc khi cha mẹ đi làm. Sau này, anh gọi là dì Ba theo cách gọi của anh em họ hàng. Dì Ba không có con, toàn bộ thời gian đều dành chăm sóc cháu, chu toàn việc nhà cửa.Quấn quýt bên dì Ba từ nhỏ, anh Duy luôn coi dì như người mẹ thứ hai. Sau khi học xong ngành điện công nghiệp ở TP.HCM, anh về Long An đi làm. Thấy anh ở trọ một mình, cơm hàng cháo chợ, dì Ba lên ở cùng để lo cơm nước. Dịch Covid-19 ập đến, hai dì cháu dắt díu nhau về quê.Gom hết tiền tích cóp, anh Duy mở quán cà phê nhỏ trước nhà, hằng ngày hai dì cháu cùng bán buôn. Trước tết, anh rủ dì Ba quay một đoạn clip để đăng lên mạng làm kỷ niệm. Bất ngờ, đoạn clip thu hút đông đảo lượt xem, nhiều người bình luận "xem clip nhớ lại tuổi thơ". Được động viên, hai dì cháu tiếp tục quay lại cuộc sống thường ngày, xây dựng kênh TikTok.Anh Duy kể: "Dì Ba 79 tuổi rồi nên ban đầu rất ngại máy quay, có người đi ngang là dì ngại, không quay được. Ngày thường dì ít nói, nói chuyện không lưu loát nên lúc quay, nhiều lúc mình phải nhờ dì nói lại. Có khi quay 4 tiếng mới xong được món ăn".Điều khiến kênh của hai dì cháu thu hút người xem là hình ảnh dung dị của cuộc sống thường ngày, trong không gian sinh hoạt của gia đình. Một số người xem xa quê bày tỏ rất xúc động, nghẹn ngào vì cảm giác như tua ngược thời gian về tuổi thơ khi xem clip.Đăng các đoạn clip lên mạng xã hội được 10 ngày, nhiều người thương quý, động viên hai dì cháu nên bán đặc sản quê hương để cải thiện thu nhập. Hành trình "khởi nghiệp" của hai dì cháu bắt đầu vài ngày trước tết với món bánh phồng An Giang."Chuyện quay clip của hai dì cháu cũng không dễ dàng vì chiếc điện thoại 64 GB nhiều lúc nóng quá nên bị đứng máy, phải đợi nguội mới quay tiếp được. Hoặc khi điện thoại báo đầy bộ nhớ, mình phải xóa clip cũ để quay tiếp. Một số nhân vật phụ thỉnh thoảng xuất hiện trong clip cũng là cha mẹ hoặc người nhà mình", anh Duy chia sẻ.Những đơn hàng đầu tiên được đặt, dì Ba cười hạnh phúc. Ngày nhiều nhất hai dì cháu bán được 6 đơn, ngày ít thì 1 - 2 đơn. Có những ngày đơn bị trả về, dì Ba lo lắng, đòi nghỉ bán vì "thấy lỗ vốn".Kể về những đoạn clip đã quay cùng cháu ruột, bà Nguyễn Ngọc Anh (79 tuổi) cười tâm sự, lúc đầu quay clip bà thấy rất ngại, không nói được câu nào. Sau nhiều lần, bà tập cách không chú ý đến máy quay thì mới nói được vài câu. Với cụ bà U.80, là "diễn viên chính" trong clip không khó vì cảnh quay chính là sinh hoạt hằng ngày, nấu món gì thì quay món đó."Duy ở với tôi từ ngày nhỏ xíu, tôi chăm đến lớn nên thương như con mình. Duy chịu khó đi làm, tiết kiệm, hiếu thảo với cha mẹ và cả với tôi. Vài đơn hàng nhưng đủ đi chợ lặt vặt hằng ngày. Được cháu đọc cho nghe lời động viên, chúc sức khỏe của những người lạ trên mạng, tôi thấy vui lắm. Trên mạng cũng nhiều người dễ thương", cụ bà chia sẻ.
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Tuyển sinh lớp 10: 'Cân não' lựa chọn nguyện vọng
Ngày 24.2, HĐND tỉnh Kiên Giang khóa 10, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 32 để thực hiện công tác nhân sự và xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.Tại kỳ họp HĐND tỉnh đã giới thiệu và bầu ông Nguyễn Thanh Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Rạch Giá, giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Nguyễn Thanh Phong (54 tuổi, quê quán H.U Minh Thượng, Kiên Giang), có trình độ cử nhân luật, cao cấp chính trị. Ông Phong từng giữ các chức vụ: Chánh văn phòng Tỉnh ủy, Phó giám đốc Sở Nội vụ, Bí thư Huyện ủy Giồng Riềng, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư Thành ủy Rạch Giá.Như vậy, sau khi bầu ông Nguyễn Thanh Phong giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thì các vị trí lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang đã được kiện toàn, gồm: Nguyễn Thanh Nhàn, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh và 3 Phó chủ tịch UBND tỉnh là các ông Nguyễn Thanh Phong, Giang Thanh Khoa và Lê Trung Hồ.